Ý NGHĨA CỦA LỄ DẠM NGÕ

Cập nhật lúc : 21/09/2023 13:11 (GMT +7)

Lễ dạm ngõ là một trong những lễ truyền thống của người Việt Nam. Đây là nghi thức đầu tiên trong toàn bộ quy trình kết hôn của người Việt thế nhưng không phải ai cũng biết lễ dạm ngõ là gì và có ý nghĩa như thế nào. Trước khi tìm hiểu lễ dạm ngõ là gì, có thể bạn sẽ đôi chút lạ lẫm, vì lễ dạm ngõ là tên gọi ở miền Bắc, trong khi đó, miền Trung sẽ gọi là “lễ đi nói”, miền Nam sẽ gọi là “lễ bỏ rượu". 

Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ được coi là buổi gặp gỡ đầu tiên của 2 bên gia đình, mục đích của buổi gặp mặt này sẽ là lời xin phép đến của nhà trai đến nhà gái cho đôi bạn trẻ được tiến tới hôn nhân, chúng ta có thể coi đây là “chuyến đi hỏi vợ”. Xã hội hiện đại, nghi lễ đám cưới cũng được rút gọn lại nhiều để loại bỏ công việc rườm rà. Tuy không phải là một lễ trọng, nhưng dạm ngõ là hành trình đầu tiên của cặp đôi trên cửa ngõ mang tên “vợ chồng”, do đó, dạm ngõ cần được đầu tư kỹ càng, chỉn chu để mọi việc “thuận buồm xuôi gió”.

Trong buổi gặp mặt này 2 nhà sẽ tìm hiểu gia cảnh, điều kiện của đôi bên. Hiện nay các bạn trẻ thường không có quá nhiều khó khăn khi tìm hiểu nhau như ngày xưa tuy nhiên để tiến tới hôn nhân thì vẫn cần phải có buổi nói chuyện giữa 2 gia đình bố mẹ. Đến với ngày này thì nhà trai sẽ phải mang lễ dạm ngõ đến nhà gái và ngỏ lời xin phép cho 2 con được tiến đến với nhau, cùng bàn bạc về chuyện cưới hỏi của 2 nhà.

Lễ dạm ngõ diễn ra vào thời gian nào?

Lễ dạm ngõ là ngày lễ quan trọng tuy nhiên nhà trai có thể đi xem ngày và chọn ngày phù hợp với tuổi hai con. Tuy vậy thì nhà trai cũng cần bạn bạc với nhà gái để sắp xếp thời gian, chuẩn bị mọi thứ cho chu đáo tránh sai lầm mà ảnh hưởng đến ấn tượng của 2 bên gia đình.

Ai là người bê tráp dạm ngõ?

Thông thường, bên nhà trai sẽ cử một người phụ nữ lớn tuổi trong nhà, có thể là mẹ hoặc bác gái của chú rể bưng mâm lễ dạm ngõ để tăng thêm sự trang trọng của nghi lễ. Nếu không tìm được người phù hợp, chú rể có thể tự mình bê tráp dạm ngõ và trao cho đại diện nhà gái.

Về bản chất thì đây cũng chỉ là buổi gặp mặt của 2 bên gia đình mang tính thân mật nên những người tham dự cũng không cần quá đông, mỗi gia đình tối đa 7, 8 người là phù hợp. Ngoài bố, mẹ cô dâu chú rể thì còn có thể là ông bà hoặc cô chú ruột thịt.

Tráp dạm ngõ gồm những gì?

- Miền Bắc: Sính lễ sẽ bao gồm cặp trà, cặp rượu, một ít bánh kẹo, hoa quả và không thể thiếu trầu cau. Các món lễ vật sẽ được chuẩn bị theo số chẵn để thể hiện việc có đôi có cặp, hoà hợp nhau.

- Miền Trung: Sính lễ bao gồm khay trầu cau, chai rượu được gói giấy đỏ và một món đặc sản của vùng miền.

- Miền Nam: Sính lễ sẽ bao gồm cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ, mâm ngũ quả và một đĩa trầu cau được têm cánh phượng cầu kỳ.

Hy vọng những thông tin về lễ dạm ngõ ở trên có thể giúp bạn phần nào hiểu kỹ hơn về lễ nghi của ông cha ta. 

Ưu đãi dành riêng cho cặp đôi, hãy cùng Bảo Tín Minh Châu tham gia chương trình: Mua nhẫn cưới vàng, trúng quà sang để có cơ hội nhận ngay những phần quà trị giá lên đến 1 tỷ đồng đến từ thương hiệu trang sức BTMC. Hãy để nhẫn cưới, trang sức cưới BTMC thắp sáng tình yêu, đong đầy hạnh phúc đôi bạn!