CÁCH PHÂN BIỆT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÁ QUÝ

Cập nhật lúc : 24/05/2013 10:48 (GMT +7)

Thật vậy, từ thời cổ đại, các bậc vua chúa đã dùng đá quý như một biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực, họ gắn lên vương miện của mình với niềm tin chúng sẽ cho họ sự thông thái và cuộc sống trường tồn.

Có bao nhiêu loại đá quý?

Các loại đá quý đầu tiên trên thế giới đều có nguồn gốc hữu cơ như san hô(coral), mắt mèo(opal), hổ phách (amber), ngọc trai (pearl),... đến ngày nay, với kỹ thuật khai thác, chúng ta còn phát hiên ra nhiều loại đá vô cơ quý hếm khác.

Trên thế giới hiện nay phát hiện khoảng trên 1000 loại đá quý và số đá quý được phổ biến cho tới nay chì có khoảng trên 30 loại như kim cương(diamond), topaz, thạch anh tím(amethyst), hồng ngọc( ruby), thạch lựu đỏ(granet),.... Các loại đá quý khi được tìm thấy thường ở dạng thô, sau khi được chế tác, mài dũa qua bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, chúng đã trở thành khoáng sản quý và có thể có gía trị lên đến hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu USD.

Các giá trị tiêu chuẩn

Để được coi là đá quý, chúng phải hội đủ các giá trị sau:

  • Đẹp

  • Độ bền cao (độ cứng )

  • Hoàn hảo

  • Gọn nhẹ

  • Chế tác ( mặt cắt)

  • Thị hiếu

  • Độ hiếm

Nhưng hiện nay giá trị của viên đá thường được đánh giá theo 3 tiêu chuẩn ĐẸP - BỀN - HIẾM

thach anh tho

ĐẸP

Cái đẹp của đá quý cũng được kết hợp từ nhiều nguồn tiêu chuẩn khác nhau.

Màu sắc càng tươi, càng đậm thì viên đá càng đẹp, giá trị của nó càng cao như ruby, sapphire, emerald( ngọc lục bảo), jade( ngọc jade) là những viên đá có màu sắc hấp dẫn.

Độ trong suốt của đá. Những loại đá càng trong suốt thì gía trị của nó càng cao ( kim cương)

Độ phản chiếu ánh sáng cũng rất quan trọng khi đánh giá cái đẹp của đá quý, đá quý có độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng lôi cuốn con người. Kim cương, zincon là những ví dụ điển hình về độ phản sáng.

Các hiệu ứng quang học đặc biệt
Có những loại đá quý không có màu sắc hấp dẫn, không có ánh cao và không trong suốt, nhưng lại có hiệu ứng quang học rất đặc biệt, lôi cuốn thị hiếu của con người. Ta gọi đó là  "trò chơi ánh sáng" (play-of-color). Những hiệu ứng quang học thường gặp trong các loại đá quý là : hiện tượng ngũ sắc (trong opal), hiện tượng sao, mắt mèo (trong ruby, saphire, chrysoberyl..).

ruby sao

BỀN:

Độ cứng (bền cơ học). Đá quý càng cứng thì càng bền về mặt cơ học, ít khả năng bị vỡ, sứt mẻ hoặc trầy xước. Đơn vị đo độ cứng được gọi là MOH. Thông thường đá quý phải có độ cứng từ 7 trở  lên. Cứng nhất là kim cương ( 10 MOHs). Sở dĩ như vậy vì thành phần chủ yếu của bụi bẩn trong không khí chính là các mảnh vụn thạch anh có độ cứng 7, nếu tác động lâu ngày có thể làm mòn hoặc trầy xước đá quý. Tuy vậy cũng có ngoại lệ như ngọc trai, opal, san hô..., có độ cứng thấp (4-5), nhưng vẫn được con người ưa chuộng vì chúng rất đẹp.

Độ dai có thể thay thế tiêu chuẩn về độ cứng của một số loại đá. Có một số loại đá tuy không có độ cứng cao nhưng lại rất dai do có cấu trúc bên trong đặc biệt. Ví dụ điển hình là ngọc jade rất được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước Châu Á. Khoáng vật này có độ cứng 6-6,5, nhưng rất bền vững vì có cấu tạo sợi, bó.

jade

Bền vững về mặt hoá học. Ngoài bền vững cơ học, đá quý còn phải có khả năng chịu đựng được tác động của các loại hoá chất (nhất là axit) thường gặp. Ngoài ra đá quý cũng phải chịu được tác dụng của nhiệt độ, nhất là nhiệt độ cao.

HIẾM

Đây là tiêu chuẩn phụ thuộc vào quan niệm chủ quan của con người: "cái gì đã quý thì phải hiếm."
Đã có một thời Amethyst (thạch anh tím) rất được ưa chuộng và có giá trị cao vì nó rất hiếm (trước thế kỷ 20). Nhưng vào đầu thế kỷ 20, khi các mỏ Amethyst được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới (Nga, Brasil), giá trị của nó giảm hẳn xuống và cho đến nay vẫn không thay đổi.

Những mỏ đá quý được phát hiện và khai thác tại Việt Nam

Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ lại đây, Việt Nam được thế giới biết đến như một trong các quốc gia giàu tiềm năng đá quý. Chúng ta có nhiều loại đá quý, phân bố ở nhiều vùng khác nhau, trong đó đáng kê nhất phải kể đến:

gemstone

Ruby, SaphireCác mỏ Lục Yên, Tân Hương, Trúc Lâu (tỉnh Yên Bái), Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Trường Xuân (ĐakNông), Di Linh (Lâm Đồng), Ma Lâm , Đá Bàn (Bình Thuận), Gia Kiệm (Đồng Nai)...
SpinelLục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Tây Nguyên.
TopazThường Xuân (Thanh Hoá)
Aquamarien, BerylThường Xuân (Thanh Hoá), Cam Ranh (Ninh Thuận)
Thạch anh các loạiTây Nghệ An, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Núi Dinh (Bà Rịa -Vũng Tàu), Đồng Nai, Quảng Nam, Phú Yên, Tây Nguyên.
TurmalineLục Yên (Yên Bái), Bảo Lộc (Lâm Đồng)
ZirconTây Nguyên
PeridotTây Nguyên
GranatNghệ An, Tây Nguyên.
Gỗ hoá đá(Petrifield wood): Tây Nguyên.
Opal - CanxedonThủ Đức (TP.HCM), Tây Nguyên.

Ngọc traiHiện nay, ngọc trai đã được nuôi ở nhiều vùng biển khác nhau của nước ta như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Nha Trang.

Ngoài ra, chúng ta còn có granat, ngọc bích, tectit...Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà Nước KT-01-09 "Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam" (1996) đã thống kê được trên lãnh thổ nước ta có 73 mỏ, 160 điểm quặng và 211 điểm khoáng hoá đá quý, đá mỹ nghệ và đá kỹ thuật; trong đó quan trọng nhất là ruby, sapphire  với 50 mỏ, 31 điểm quặng và 106 điểm khoáng hoá.

mat day

Theo saigontrangsuc